Phức hợp Soyuz 7K-L1 Soyuz 7K-L1

Phức hợp Soyuz 7K-L1
Số phi hành gia3
Khối lượng16500 kg
Thiết bị phóngSoyuz 11K55, Soyuz 11K56, Voskhod 11A57

Thiết kế này về sau dẫn tới sự ra đời của tàu Soyuz. Sau tên lửa đẩy khổng lồ N1, ưu tiên cao nhất của Liên Xô là một tàu vũ trụ đáng tin cậy có thể mang một phi hành đoàn không gian trở về Trái Đất từ một cuộc thám hiểm trên quỹ đạo của Trái Đất, Mặt Trăng hoặc thậm chí là Sao Hỏa. Ngày 10 tháng 3 năm 1962 Korolev phê duyệt dự án "Phức hợp các tàu vũ trụ ghép nối trên quỹ đạo Trái Đất" và lần đầu tiên được đặt tên là Soyuz (nghĩa là liên hợp). Ban đầu Soyuz sẽ được thử nghiệm bằng vài lần lần phóng của các loại tên lửa thuộc họ R-7, trong đó một tàu vũ trụ lớn sẽ được lắp ráp trên quỹ đạo Trái Đất. Phức hợp này sẽ gồm tàu Soyuz 7K-L1 được lắp ghép với cụm tên lửa gồm ba tầng tên lửa nối với nhau. Theo ý tưởng này cụm tên lửa sẽ được lắp ráp trước trên quỹ đạo Trái Đất bởi một tàu Vostok-Zh lái bởi một phi hành gia. Phi công vũ trụ này sẽ điều khiển chiếc Vostok gặp gỡ và kết nối với từng bộ phận khi nó lên tới quỹ đạo rồi đưa bộ phận này tới cụm tên lửa đang được lắp ghép. Sau khi cụm tên lửa được lắp ráp xong, tàu Vostok cùng với phi hành gia này sẽ quay trở về Trái Đất. Tàu Soyuz 7K-L1 sau đó sẽ được phóng lên quỹ đạo và ghép nối vào cụm tên lửa trên. Các tầng tên lửa này sẽ lần lượt được kích hoạt lần lượt để đẩy Soyuz 7K-L1 trên một quỹ đạo quay quanh Mặt Trăng. Trên tàu Soyuz 7K-L1 sẽ có một phi hành đoàn gồm từ một tới ba phi hành gia.[3]